Việt kiều có được phép sở hữu nhà tại Việt Nam không?

Việt kiều có được phép sở hữu nhà tại Việt Nam không? Đây là câu hỏi mà khá nhiều Khách hàng thắc mắc và gửi vể cho DHLaw. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, xin mời Qúy khách hàng theo dõi bài viết sau đây.

Xem thêm:
Tình trạng Việt kiều trở về nước sinh sống và làm việc ngày càng nhiều. Chính sách của nhà nước đối với các trường hợp này đã khá thoáng so với nhiều năm trước. Tuy nhiên, vấn đề Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu của những Kiều bào đang có ý định định cư lâu dài tại quê hương.
Điều kiện đầu tiên là Việt kiều phải được Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên (có visa tối thiểu 3 tháng).
Điều kiện tiếp theo là Việt kiều phải thuộc một trong các trường hợp được sở hữu nhà tại Việt Nam như sau:

Trường hợp 1: Là Việt kiều có quốc tịch Việt Nam

Việt kiều thuộc đối tượng này có quyền được sở hữu (không hạn chế số lượng) nhà ở tại Việt Nam. Họ có quyền mua, nhận thừa kế hay nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản để xây dựng nhà ở cho bản thân và các thành viên trong gia đình tại Việt Nam.

Trường hợp 2: Là Việt kiều mà thuộc một trong những trường hợp sau:

- Người có công với Tổ Quốc:

Người được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi;
Người có công với cách mạng: có đầy đủ giấy tờ chứng minh được hưởng chế độ ưu đãi do Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
Người có những thành tích đóng góp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước được Chủ tịch nước tặng thưởng Huy chương, Huân chương và được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen;
Người tham gia vào Ban Chấp hành các tổ chức chính trị – xã hội của Việt Nam, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên được các tổ chức này xác nhận;
Người được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương hội, là nòng cốt các phong trào, tổ chức của Kiều bào có quan hệ với trong nước và người có những đóng góp, giúp đỡ tích cực cho các Cơ quan đại diện hoặc các hoạt động đối ngoại của Việt Nam ở nước ngoài được Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài xác nhận.

- Nhà văn hoá, nhà khoa học:

Người được phong học hàm, học vị về khoa học, giáo dục, văn hoá – nghệ thuật, thể dục – thể thao của Việt Nam hoặc của nước ngoài, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế – xã hội đang làm việc tại Việt Nam;
Được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng các trường đại học, cao đẳng, học viện, viện nghiên cứu của Việt Nam mời về làm chuyên gia, cộng tác viên, giảng dạy và có xác nhận của Cơ quan, Tổ chức mời về việc đối tượng này đang làm việc tại Cơ quan, Tổ chức đó.

- Người có chuyên môn:

Kỹ năng đặc biệt có giấy xác nhận về chuyên môn, kỹ năng của hiệp hội, hội nghề nghiệp Việt Nam hoặc của cơ quan cấp Bộ phụ trách lĩnh vực chuyên môn, kỹ năng kèm theo Giấy phép hành nghề chuyên môn tại Việt Nam do Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với trường hợp pháp luật yêu cầu phải có giấy phép hành nghề) hoặc Giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với trường hợp pháp luật không yêu cầu phải có giấy phép hành nghề).

- Người có vợ hay chồng là công dân Việt Nam:

Việt kiều có vợ hay chồng là công dân Việt Nam đang sinh sống ở trong nước có Giấy tờ chứng nhận kết hôn do Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp kèm theo hộ khẩu thường trú và giấy chứng minh nhân dân của một bên vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam ở trong nước.

Trường hợp 3: Là Việt kiều không thuộc hai đối tượng trên thì chỉ có thể sở một căn nhà ở riêng lẻ hay một căn hộ chung cư.

Trường hợp này, nếu đang sở hữu nhà ở tại Việt Nam mà được thừa kế hoặc được tặng cho nhà ở khác thì chỉ được chọn sở hữu một nhà ở, đối với nhà ở còn lại thì được quyền tặng cho hoặc bán cho các đối tượng khác và được hưởng giá trị. Điều kiện đối với trường hợp này phải có giấy miễn thị thực và phải tiến hành thủ tục xác nhận là người gốc Việt Nam.
Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam. Qúy khách hàng có thể liên hệ ngay với DHLaw – một trong những công ty tư vấn Luật Đất đai uy tín tại TP. HCM để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
—————————————————————————–
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn Luật Đất đai DHLaw
Add: Số 185 Nguyễn Văn Thương (đường D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM
Tell: (028) 66 826 954   
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn doanh nghiệp tiến hành đăng ký kinh doanh qua mạng

Trình tự và hồ sơ xin miễn giấy phép lao động

Việt kiều làm thế nào để xác nhận người gốc Việt Nam?